Lịch sử nghề phát ngôn Người phát ngôn

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ, chức danh Người phát ngôn xuất hiện từ giữa thế kỷ XIX, Tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ thứ 7 (1829-1837) Adrew Jackson là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên sử dụng người phát ngôn. Đến đầu thế kỷ XX, William Taft, Tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ thứ 27 (1909-1913) là tổng thống đầu tiên đưa ra quy chế mỗi tuần người phát ngôn Nhà Trắng tổ chức 2 lần họp báo và chiêu đãi các nhà báo. Các đời tổng thống kế tiếp về sau tuy vẫn duy trì chế độ người phát ngôn họp báo tại Nhà Trắng nhưng thời gian định kỳ giữa hai lần dài hơn; đồng thời sau đó chế độ phát ngôn cũng được kiến lập tại các bang toàn Hoa Kỳ.

Cùng với chế độ người phát ngôn của các bộ, chính phủ, hạ viện, thượng viện..., ở Hoa Kỳ còn có Hiệp hội Người truyền bá tin tức của Chính phủ. Đến nay Hoa Kỳ là nước có đội ngũ người phát ngôn thuộc các cấp chính quyền và tổ chức đông nhất thế giới; Hoa Kỳ đã ban hành Luật về người phát ngôn; Luật này quy định, những quan chức tự ý từ chối cung cấp tin tức sẽ phải chịu trách nhiệm tư pháp và có thể bị phạt. Luật phát ngôn chính là sự ràng buộc người phát ngôn vào những quy định ngặt nghèo có lợi cho chính phủ. Hiện nay, Chính quyền các cấp và các tổ chức ở Hoa Kỳ, tổng cộng có tới hơn 4 vạn người phát ngôn.

Liên Xô và Nga

Liên Xô cũNga, không có luật riêng về phát ngôn; Người phát ngôn được coi là một loại chức nghiệp, người làm công việc phát ngôn gọi là Thư ký tin tức.

Từ thời kỳ Liên Xô đã có chức vị Thư ký tin tức. Thư ký tin tức đại diện cho nhà nước và chính phủ cung cấp những tin tức chính thức cho giới truyền thông, báo chí và công chúng. Với sự phát triển xã hội và kinh tế, thư ký tin tức tại Nga ngày nay không chỉ tồn tại ở cơ quan chính phủ mà dần mở rộng tới các loại tổ chức như doanh nghiệp lớn, tập đoàn, tổ chứ xã hội chính trị, v.v... thậm chí ngay cả doanh nhân cũng mời tuyển thư ký tin tức riêng cho mình. Thư ký tin tức ở Nga đang dần trở thành một công việc hấp dẫn.

Thư ký tin tức là cánh tay đắc lực của tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng Ngoại giao, doanh nghiệp lớn hoặc tập đoàn, v.v... Thư ký tin tức ở Nga, đa số đều được đào tạo cơ bản nghiêm túc, tốt nghiệp đại học từ các trường danh tiếng như Đại học Tổng hợp Moskva, Đại học Quan hệ Quốc tế Moskva,... với các chuyên ngành liên quan đến quan hệ cộng đồng, báo chí, luật học, triết học,...

Israel

Người Phát ngôn ở một số bộ nhạy cảm như Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Thủ tướng chính phủ,... không phải chỉ có một người mà là một văn phòng riêng. Tiêu chuẩn tiên quyết người phát ngôn được tuyển chọn vào những văn phòng này phải thông thạo ít nhất 2 ngoại ngữ, mỗi tổ vừa có người nghe nói lưu loát tiếng Anh, Hezbollah, vừa có cả người giỏi tiếng Nga, Ảrập,...

Phóng viên nước ngoài tác nghiệp ở Israel, đều có một phương thức riêng để liên hệ với người phát ngôn các bộ, ngành, Chính phủ Israel. Đường dây điện thoại nóng của Văn phòng người phát ngôn Bộ Quốc phòng Israel luôn có một nhóm người trực 24 giờ/ngày. Mỗi khi có sự kiện đột xuất, các phóng viên báo chí có thể quay gọi số điện thoại đến người phát ngôn phụ trách các khu vực khác nhau để hỏi về tình hình mới nhất của các sự kiện mình quan tâm. Thậm chí có những sự kiện mới phát sinh, văn phòng người phát ngôn Israel chủ động cung cấp tin cho các phóng viên.[2]